Hướng dẫn theo dõi công nợ chi tiết, nhanh chóng và hiệu quả
Công nợ không chỉ là một chỉ tiêu quan trọng trong báo cáo tài chính mà nó luôn đóng một vai trò to lớn trong tổng thể kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Công nợ luôn cần phải cập nhật liên tục và đảm bảo chính xác. Vậy làm thế nào để theo dõi công nợ chi tiết, nhanh chóng, hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
1. Phân loại công nợ
Công nợ bao gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả.
Công nợ phải thu thể hiện số tiền mà doanh nghiệp cần phải thu hồi từ khách hàng và các nguồn khác.
Công nợ phải trả thể hiện số tiền mà doanh nghiệp cần phải thanh toán cho nhà cung cấp và các nguồn khác.
Cả công nợ phải thu và công nợ phải trả đều cần phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng khách hàng hoặc nhà cung cấp.
Tài khoản thể hiện công nợ phải thu là tài khoản 131, tài khoản thể hiện công nợ phải trả là tài khoản 331. Trong kế toán, hai tài khoản này được gọi là tài khoản lưỡng tính vì hai tài khoản này có đặc điểm chung là có thể có số dư hai bên, vừa có thể có dư nợ, vừa có thể có dư có.
Quay lại thực tế, một khách hàng có thể vẫn còn nợ doanh nghiệp hoặc đã trả trước cho doanh nghiệp một số tiền nhất định trước khi nhận được hàng hóa. Một nhà cung cấp có thể vẫn cho doanh nghiệp nợ nhưng cũng có thể yêu cầu doanh nghiệp trả trước tiền hàng trước khi nhận hàng. Đó chính là lý do mà tài khoản 131 và 331 có thể có số dư hai bên. Đó là điểm đặc biệt của hai tài khoản này.
Vì vậy, khi quản lý và theo dõi công nợ, cần theo dõi số dư ở hai bên của tài khoản này, không bù trừ hai bên cho nhau.
2. Hướng dẫn theo dõi công nợ chi tiết, nhanh chóng, hiệu quả
3. Chính sách rõ ràng với khách hàng và nhà cung cấp
Để kế toán có thể theo dõi chính xác số liệu thì doanh nghiệp cần làm việc rõ với khách hàng và nhà cung cấp về chính sách. Đó là thỏa thuận về giá cả, chính sách chiết khấu, thanh toán, điều khoản phạt….Tất cả đều phải được quy định rõ trong hợp đồng.
Nếu không có chính sách này, kế toán sẽ không có căn cứ để theo dõi công nợ.
Kế toán cần tập hợp đầy đủ thông tin về chính sách thanh toán của tất cả các khách hàng và nhà cung cấp vào một tệp lưu trữ để tiện lợi khi cần tìm kiếm thông tin. Nhiều kế toán làm việc lâu ở doanh nghiệp có thể nhớ tất cả các khách hàng cùng những chính sách riêng, đặc biệt dành cho từng khách hàng. Tuy nhiên, để đảm bảo chính xác nhất, kế toán nên có thông tin để đối chiếu.
Đọc tiếp tại: https://kaike.vn/theo-doi-cong-no/?utm_source=blogger
Nhận xét
Đăng nhận xét