Kinh nghiệm trước khi lập báo cáo tài chính
1. Cách kiểm tra sổ sách kế toán, báo cáo trước khi lập báo cáo tài chính
Lập và nộp báo cáo tài chính là yêu cầu bắt buộc của mỗi doanh nghiệp hàng năm. Người lập báo cáo tài chính phải có kỹ năng tổng hợp bao quát vấn đề và nhìn ra được những điểm bất hợp lý khi lên số liệu báo cáo tài chính. Hiện nay, việc lập báo cáo tài chính trở nên dễ dàng hơn hết nhờ sự phát triển của ứng dụng phần mềm kế toán vào công việc kế toán hàng ngày. Tuy nhiên, cũng vì lý do đó mà vai trò của người kiểm tra tổng hợp số liệu ngày càng quan trọng hơn. Vậy, trước khi lập báo cáo tài chính cần kiểm tra những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết ở dưới nhé.
2. Cách kiểm tra các các tài khoản cơ bản trên bảng cân đối kế toán
Dưới đây là cách kiểm tra các tài khoản cơ bản nhất thường hay phát sinh trong tất cả các loại hình doanh nghiệp. Một số tài khoản đặc thù theo từng doanh nghiệp loại hình nhất định sẽ không được nêu rõ ở đây.Số dư nợ đầu kỳ trên TK 1331 phải khớp với chỉ tiêu 22- thuế GTGT còn được khấu trừ trên tờ khai thuế GTGT.
Đối với các hóa đơn trên 20 triệu và đã kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng, kiểm tra xem chứng từ có thanh toán qua ngân hàng hay không.
Số dư có đầu kỳ trên TK 3331 phải khớp với chỉ tiêu Thuế GTGT phải nộp trên tờ khai thuế.
Nếu số dư Nợ 1331 < dư Có 3331 thì lấy số dư Nợ 1331 để kết chuyển Có 1331 – Nợ 3331.
Nếu số dư Nợ 1331 > dư Có 3331 thì lấy số dư Có 3331 để kết chuyển Nợ 3331 – Có 1331

Về cơ bản, sau khi kiểm tra các tài khoản thì có thể lên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, với giấy tờ hồ sơ sổ sách đi kèm, cần kiểm tra và bổ sung đầy đủ trước khi lên báo cáo tài chính để đảm bảo số liệu trên báo cáo chính xác nhất.
Nhận xét
Đăng nhận xét